Đồng Nai tìm giải pháp phát triển kinh tế xanh
Đến 13 giờ 30 ngày 9.1, Công an Q.12 (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường sự cố xe đầu kéo làm rơi, đổ hàng hóa trên đường Lê Văn Khương (P.Hiệp Thành), khiến giao thông ùn ứ kéo dài.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ cùng ngày, xe đầu kéo biển số 50H-101.xx kéo theo rơ-moóc chở đầy hàng hóa là sắt, chạy trên đường Lê Văn Khương hướng ra quốc lộ 1.Khi đến trước trạm xe buýt Thới An (Q.12) hàng hóa chở trên xe đầu kéo rơi, đổ tràn xuống đường. Khi sự cố xảy ra, một số người lưu thông gần kề xe đầu kéo phát hiện hốt hoảng vội tránh né, may mắn thoát nạn.Số sắt rơi, đổ nằm chắn đường khiến các phương tiện khác không thể di chuyển qua, gây ùn ứ kéo dài trên đường. Lực lượng chức năng sau đó có mặt điều tiết, phân luồng giao thông, hướng dẫn các xe di chuyển.Tài xế đầu kéo sau đó thuê một xe tải cẩu đến bốc dỡ số hàng hóa bị đổ ra đường, di dời lên vỉa hè. Tuy nhiên, số hàng hóa đổ ra đường lớn, việc di dời mất nhiều thời gian.Lực lượng chức năng Công an Q.12 cũng tiến hành trích xuất camera an ninh tại khu vực để điều tra nguyên nhân sự cố xe đầu kéo đổ hàng hóa trên đường, xử lý theo quy định.Giá USD hôm nay 19.4.2024: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng
Trong suốt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gần 700 bài viết xoay quanh chuyển động tết và các câu chuyện yêu thương được đăng tải đã mang đến những góc nhìn ấm áp trong mùa tết cổ truyền. Nhiều bài viết nhận được hàng trăm ngàn lượt tương tác, có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi người cảm nhận được Tết Nguyên đán ấm cúng, sum vầy khắp mọi miền.Năm qua, bên cạnh những thành công lớn, đất nước, con người Việt Nam cũng phải đối mặt với những thử thách do thiên nhiên. Yêu thương, đùm bọc, đoàn kết là sợi dây tinh thần mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua những chông gai, trở ngại đó. Chuyên trang Tết yêu thương của Báo Thanh Niên đã giúp độc giả cảm nhận sự sẻ chia ấm áp của người dân trên khắp đất nước này. Đó là câu chuyện về những người hàng xóm thân yêu ở TP.HCM cùng nhau trang trí hẻm đón tết, gói bánh chưng, bánh tét trao tặng những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là những chuyển động thời sự dịp tết xoay quanh nhịp sống của người dân TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… và nhiều địa phương khác. Những hình ảnh về linh vật của năm Ất Tỵ liên tục được cập nhật để độc giả chiêm ngưỡng không khí tết khắp mọi nơi. Tết yêu thương không chỉ cập nhật đến độc giả thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, mà còn mang đến những kiến thức về văn hóa truyền thống để mọi người hiểu hơn về ý nghĩa Tết Nguyên đán. Đặc biệt, quý độc giả được đón đọc loạt phóng sự về những người nước ngoài đón tết ở Việt Nam với nhiều câu chuyện thú vị, chưa từng được bật mí.Bạn đọc cũng bày tỏ sự xúc động, trân quý hành động đẹp của nhiều chủ trọ ở TP.HCM khi tự tay nấu những bữa cơm tất niên ấm áp, trao tặng lì xì, món quà tết động viên tinh thần người đi thuê. Không có điều kiện về quê đón tết, người thuê trọ vẫn cảm nhận được không khí gia đình, vơi bớt nỗi nhớ nhà khi cùng nhau ăn bữa cơm ấm áp với những người cùng cảnh… Chuyên trang Tết yêu thương chính thức mở từ 13.1.2025 (tức 14 tháng chạp) đến ngày 3.2.2025 (mùng 6 tết) trên các nền tảng thanhnien.vn, kênh TikTok, fanpage, YouTube Báo Thanh Niên. Cùng với nội dung phong phú, Thanh Niên tri ân bạn đọc thông qua chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết với 23.993 lượt tham gia và đã có 556 lượt trúng những phần quà hấp dẫn. Chị Võ Lâm Bảo Trâm (35 tuổi, ở Q.12, TP.HCM), may mắn trúng chiếc đồng hồ chạy bộ GPS, chia sẻ: "Tôi bất ngờ vì may mắn trúng thưởng khi tham gia chương trình. Tôi thường xuyên đọc Báo Thanh Niên, hôm đó mở giao diện báo thấy chương trình nên tham gia, được quà một là niềm vui và may mắn những ngày đầu năm". Chị Hoàng Uyên (35 tuổi) bày tỏ: "Thông qua một người bạn, tôi biết đến chương trình và rất vui khi biết mình trúng giải. Cảm ơn Thanh Niên đã tạo nên một chương trình hấp dẫn, ý nghĩa". Bên cạnh chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết, Báo Thanh Niên cùng nhà đồng hành cũng đã trao những món quà động viên đến 5 nhân vật khó khăn, hoàn cảnh neo đơn mà các bài viết đề cập. Điều này khiến tên của chuyên trang Tết yêu thương càng trở nên ý nghĩa. Tết yêu thương tạm khép lại nhưng sự tử tế, lòng nhân ái vẫn tiếp tục được nhân lên mỗi ngày qua trang báo, ở hiện thực đời thường. Báo Thanh Niên, với phương châm "Hào hiệp - Tử tế - Nhân văn - Tin cậy", sẽ tiếp tục làm cầu nối, chuyển tải và lan tỏa những điều tử tế đến với bạn đọc, để cuộc sống mỗi ngày càng tốt đẹp hơn.Chuyên trang Tết yêu thương với sự đồng hành của chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu - trực thuộc Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT, thành viên Tập đoàn FPT. Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu luôn cam kết thực hiện sứ mệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng qua các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và tận tâm, nhất quán với tinh thần tương thân tương ái, sống vì những điều tử tế. Với mục tiêu đưa đến các dịch vụ thiết thực phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, FPT Long Châu với mạng lưới 2.025 nhà thuốc và 120 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc luôn đề cao sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong việc giúp người dân có cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá tốt và dịch vụ tối ưu.Đồng hành cùng chuyên trang Tết yêu thương còn có Samsung Việt Nam và Bệnh viện thẩm mỹ Nam An.
Truy thăng quân hàm thiếu tá cho phi công Su-22 hy sinh
Ngày 28.2, chị Nguyễn Thị Hương (42 tuổi, ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc B và Công an P.Sơn Kỳ (Q.Tân Phú, TP.HCM) về việc hai con gái mất liên lạc với gia đình.Theo chị Hương, hai con gái là em Huỳnh Nhật Minh (15 tuổi) học sinh lớp 9/4 và em gái là Huỳnh Minh Thảo (14 tuổi) học sinh lớp 8/3 của Trường THCS Tôn Thất Tùng (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú).Chị Hương cho biết, cả hai con gái của mình cùng học bán trú. Ngày 26.2, Minh học một buổi ở trường, rồi về nhà (do trường tổ chức dã ngoại). Riêng Thảo học cả ngày trong trường. Chiều cùng ngày, Minh chạy xe đạp điện đến trường rước Thảo và nói với gia đình là cả hai cùng đến chỗ học thêm tiếng Anh.Tuy nhiên, đến tối cùng ngày không thấy cả hai chị em Minh, Thảo về nên gia đình đi tìm thì mất liên lạc với cả hai đến nay. Cũng theo chị Hương, hai con gái trước đó không có biểu hiện bất thường, chỉ có bỏ học thêm từ sau tết mà gia đình không hay biết. "Trước đó, thấy con xem điện thoại nhiều sợ ảnh hưởng đến việc học nên ba của hai cháu có la rầy, lấy lại điện thoại không cho sử dụng. Khi đi, con tôi có đeo đôi bông tai vàng và có mang theo một máy tính xách tay", chị Hương nói. Sau khi mất liên lạc với Minh và Thảo, gia đình chị Hương đi tìm nhiều nơi nhưng chưa gặp nên báo công an nhờ trợ giúp tìm kiếm. Gia đình mong muốn ai thấy hai cháu Minh và Thảo thì báo cho gia đình qua số điện thoại 0903.961094 (anh Phương) hoặc số 0938.217437 (chị Hương).Cùng ngày, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, Công an xã Vĩnh Lộc B đã tiếp nhận tin trình báo của gia đình chị Hương về việc mất liên lạc với hai con của mình.
Túi tiền nhẹ, tình có nặng cũng đành chịu. Nhỏ bạn than thở: "Công nhân may mà hay gặp rủi. Tao vừa bị trừ lương vì mấy sản phẩm dính lỗi. Cũng bởi cái tội xao lãng vì nhớ nhà. Tháng gần tết mà xui xẻo. Đúng là chó cắn áo rách". Chị nói bông lông cho bạn đỡ buồn: "Ai biểu! Nhớ nhà thì để tối hẵng nhớ. Nước mắt sẽ được bóng đêm an ủi".Chị chưa quên chuyện sắm tết năm ngoái. Mặc dù mấy hộp mứt, hạt dưa, trà… đã được chị "giảm giá" gần một nửa khi mẹ hỏi, nhưng bà vẫn chê mắc, la um sùm: "Sang năm để tiền về chợ mình mua, mấy thứ này được cái tốt mã, ở trong có nhiêu đâu". Mẹ thường vậy, hay ngờ những gì bóng bẩy. Muốn ghé chợ nhưng chị tặc lưỡi: "Thôi". Chiều nay vẫn như chiều qua: Trứng luộc, canh cải với tóp mỡ cho qua ngày. Một mình với bữa cơm chiều, chị xoay bên nào cũng lệch. Anh chàng chung vách, là thợ điện, hơn tuần nay lên bệnh viện nuôi mẹ, bỗng bước qua ngồi chình ình trước cửa. Anh nói họ "trọ" tụi mình tới bữa ai cũng ăn "qua quýt". Mà qua quýt cũng ngon, cơm có canh "khổ qua", cùng bữa có "quýt" tráng miệng. Chị cười nhưng không nói gì. Như sực nhớ, anh về bưng qua dĩa quýt đầy có ngọn: "Em gái ở quê mới gởi lên. Tụi mình ăn cho vui nha". Chị thấy lạ khi nghe hai tiếng "tụi mình". Làm như đã "có gì" với nhau vậy. Nhưng chị đã nghe lòng khang khác, lao xao, như một cơn gió lạ khẽ thổi qua.Dãy phòng trọ chen chúc hơn chục lao động tứ xứ. Phòng nhỏ, sân chật, con gà của chú bảo vệ dạo chơi vài chục bước đã "ôm cua". Công nhân lam lũ nên cái sân của họ cằn cỗi. Riêng sân của anh thì mướt lắm. Mùa hè có luống bông sao nhái hồng phớt; mùa thu thì vài ba khóm cúc tím nhạt; giờ xuân vừa ngấp nghé đã có mấy vạt vạn thọ vàng tươi. Chú bảo vệ cà rỡn: "Một đời chơi bông chơi hoa, một đời giữ cổng cũng qua một đời". Anh cười: "Chú ghẹo hoài, để con làm màu, kiếm chút vợ chứ".Nhớ tháng này năm ngoái, đang đứng ngắm bông, anh "bắt được", hỏi có ưng không tui tặng. Chị cười: "Ngắm ké thôi, khỏi tưới nước". Anh này coi bộ cũng hay hay, rất "nghệ sĩ", tính hiền lành, hay giúp người, nhiều tài vặt. Dãy trọ phòng nào mưa dột, điện đóm chập chờn, cửa nẻo xập xệ… nhờ một tiếng là anh chạy qua sửa liền. Chị cũng từng nhờ anh "tút" lại cái bậc thềm sứt sẹo. Làm đường dây ở ngoại ô, anh hay tha về mớ bông dại, tỉ mẩn o bế thành bình bông coi được lắm. Anh shipper đi ngang: "Ngó bình bông, tui biết ông đang yêu". Câu nói khiến chị giả đò đi ngang liếc xéo: "Đẹp thiệt". Chị hay gặp anh lúc sáng sớm khi cùng khóa cửa đi làm. Đôi lần anh nhờ chị sẵn đi chợ mua giùm mớ rau, con cá. Anh đưa tiền khi thiếu, khi dư (chắc là để gây lăng nhăng dây nhợ đây mà). Thiếu thì anh qua trả rồi đứng xớ rớ nói mấy câu mới chịu về. Dư thì buộc chị phải xẹt qua phòng anh, để tiền trên bàn rồi bước ra cái rột. Về rồi mới ngẩn ngơ, tiêng tiếc, sao mình không nói mấy câu đã "học thuộc" trước khi qua.Chị lướt mạng thấy cái clip nói về "thiền" bằng cách theo dõi hơi thở cho tâm an, dễ ngủ. Phải đó, mình làm quần quật, mệt đứt hơi, biết đâu thiền sẽ "nối" lại. Sau vài lần thực hành, tâm trí chú ý "hít vào, thở ra" giấc ngủ vẫn không thèm tới. Đã vậy, chị còn nghe rõ tiếng thở dài mình lại thương mình, thấy rõ căn nhà nhỏ ngoài quê xỉn màu mưa nắng, thấy rõ cái dáng tất bật của ba mở cửa chuồng bò khi sương chưa tan, thấy rõ dáng mẹ lom khom cắt rau gánh ra chợ sớm. Thôi, "thiền" trong xưởng với cái máy may được rồi. Thiếu tiền phụ ba mẹ lo tết, sắm áo mới cho em thì có thiền kiểu gì rồi chiêm bao cũng thấy tiền. Mà vụ này "có thật" à nghen. Trong mơ, chị thấy những tờ tiền mới cứng rớt quanh mình. Mừng quá chừng, chưa kịp lượm thì chị đã nghe tiếng gà gáy sáng. Hổm rày, khuôn mặt anh hay "xâm nhập" vào lòng cô gái quê chưa có ai để nhớ. Tiểu thuyết ngôn tình hay nói trạng huống này là "hình bóng yêu thương vấn vương xao xuyến". Hồi chiều, anh ở bệnh viện nhắn tin nhờ chị: "Làm ơn cho lũ bông vài ca nước. Tui không về được". Thì tưới! Nhưng chị mắc cỡ vì bạn trọ xì xào: "Dính như mủ mít rồi", "Ủa, hai người bồ bịch hồi nào vậy ta". Chú bảo vệ dắt xe qua: "Đừng nói vậy tội nghiệp nó. Tụi mình như những mảnh phèn dạt lên phố rồi thành hàng xóm với nhau. Giúp nhau là nghĩa láng giềng". Chị cảm động nghĩ: "Đúng là người tốt không nói lời xấu".Có cuộc gọi không thấy tên người, chị hồi hộp, linh cảm: Người lạ hay gió lạ? Ngập ngừng vài giây, chị bấm nghe. "Mẹ tui bớt nhiều rồi. Bữa nào về miền Trung ăn tết nói tui tiễn". Chị hoảng hồn, là tiếng của anh ấy. Chị lí nhí: "Ngày về hả? Dự tính là 25 âm. Nhưng cũng chưa chắc đâu anh". Năm ngoái mua vé trầy trật, chen lấn thiếu điều người dẹp lép như… chiếc dép vẫn không được. Trước cổng công ty có người rỉ tai: Xếp hàng mua vé hả? Có mà thăm thẳm chiều trôi. Phải chợ đen thôi. Chơi không? Hai "chai" (triệu) chớ mấy. Chị bấm bụng gật đầu. Chiều xuống bến, chưa chạm cửa xe chị đã bị lơ phát hiện vé giả. May nhờ hội đồng hương Quảng Ngãi tại thành phố kiếm cho một chỗ ngồi trên chuyến xe thiện nguyện, không thì chị có nước quay về phòng trọ khóc. Chị chạm thềm nhà tối 29 tết, bước chân lóng ngóng vấp ngạch cửa muốn té. Mẹ mừng quýnh. Ba luống cuống đỡ hành lý. Ông mắng, thằng cha mày, miết bữa nay mới ló mặt về, ba với mẹ trông muốn chết. Năm nay phân xưởng cử người mua vé tết cho mấy chục công nhân miền Trung. Đồ đạc, quà bánh đã nằm gọn trong va li. Dãy trọ vắng ngắt. Trước khi ra bến xe, chị "tự giác" qua sân bên tưới nước, ve vuốt mấy cây bông thọ. "Ráng ngậm sương đêm mà tươi lên nghen. Mùng 5 chị vô. Đứa nào ủ rũ chị buồn lắm đó". Chị khóa cửa dềnh dàng, chậm chạp, ngó quanh như đợi ai. Có chút tủi thân, chị nghĩ: "Chỉ mấy bụi bông tiễn mình thôi. Người ta nói chơi chứ đâu có tiễn".Xe giường nằm khởi hành lúc xế chiều. Tài xế tính xuất bến giờ này thì sáng mai mọi người đã chạm ngõ nhà mình. Xe đêm, ai cũng nhắm mắt nhưng không phải để ngủ, mà để thấy chốn về mỗi lúc một gần. Từng chặp, những tiếng reo khẽ khiến ai cũng nhổm người nhìn qua ô kính: "Đã qua Đại Lãnh", "sắp Quy Nhơn rồi"… Mờ sáng, tin nhắn của anh làm chị bồi hồi: "Xin lỗi nha! Thủ tục ra viện cho mẹ tui gặp xíu rắc rối nên không tiễn được. Ăn tết vui nha. Ra giêng gặp". Chị hồi hộp nhắn lại: "Không sao. Biết anh mắc công chuyện mà. Chúc mừng bác đã khỏe. Anh cũng ăn tết vui. Nhớ để phần bánh miền Tây cho tui nghen".Xe lướt êm. Lòng chị reo vui, vui ngày về, vui một điều gì chưa rõ rệt vừa khởi lên, trong trẻo quá. Chị kéo tấm mền mỏng che nụ cười, "che" luôn ý nghĩ: Mình thiệt là thứ hổng biết dị! Đã là gì với người ta đâu mà biểu "để phần bánh". Tiếng hát rất ngọt từ điện thoại của người bên cạnh khiến chị xốn xang, "Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở…". Lắng lòng, chị biết mình đang rơi vào miền gió lạ với những cảm xúc mới mẻ.
Bóng đá phía Nam tụt hậu, cái kết được báo trước!
Là khách "ruột" của metro suốt mấy ngày nay, Nguyễn Tường Vy, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, bấm "like" với phương tiện giao thông công cộng an toàn. Theo Vy, metro có nội thất thông thoáng, đầy đủ tiện nghi. Không gian trên toa tàu và các nhà ga được giữ gìn sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Tuy nhiên, điều Vy còn lấn cấn là chuyện ăn uống trên metro. Dù đã được nhắc nhở nhưng có người vẫn quên. Họ vô tư ăn uống mà không để ý đến người khác."Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không ăn, uống, hút thuốc (bao gồm thuốc lá điện tử) trong buồng thang máy hoặc tại các khu vực đã soát vé, ke ga và trên tàu. Thế nhưng, mình vẫn thấy có trường hợp khách lén ăn khi tàu đang di chuyển. Khi ở nhà ga, nhân viên liên tục nhắc nhở. Còn ở trên tàu, việc giám sát trở nên khó khăn hơn. Một số hành khách lợi dụng lúc nhân viên không có mặt để lén lút ăn uống, thậm chí bỏ rác lại trên tàu. Hành động này không đẹp mắt chút nào", Vy nói.Trong chuyến tàu đêm từ ga Bến Thành về TP.Thủ Đức (TP.HCM), người viết bắt gặp một phụ nữ thản nhiên ngồi ăn bắp, vô tư để những hạt rơi vãi khắp sàn, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung. Dù toa tàu khá đông, nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Chỉ khi một nhân viên bảo vệ bước vào và phát hiện, người này mới bị nhắc nhở. Cô vội cất bịch bắp vào giỏ của mình.Trong khi đó, ở trong các diễn đàn về metro, nhiều thành viên cũng thảo luận về việc ăn uống trên tàu. Một người dùng ẩn danh chụp lại cảnh tượng 3 bạn trẻ đang cầm trên tay bịch bánh tráng. Ở dưới phần bình luận, người này còn chụp được cảnh một bạn nữ đang gắp quả trứng trên tay khiến nhiều người giật mình. Không chỉ vậy, có người còn quay được cảnh sau khi mọi người rời khỏi tàu, những chai nhựa nằm lăn lóc trên ghế, trên sàn. Những hình ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý, nhận được hàng trăm bình luận chỉ trích hành vi thiếu ý thức của một bộ phận hành khách.Bùi Thị Bích Trâm (26 tuổi), làm việc ở 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ: "Metro sạch đẹp như vậy mà có người vẫn vô tư xả rác. Nếu ai cũng hành xử như thế, chẳng mấy chốc metro sẽ mất đi sự văn minh và sạch sẽ".Huỳnh Ngọc Thảo (30 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho rằng ở nước ngoài, hành vi "kém duyên" này sẽ bị người dân địa phương phản ứng rất mạnh. "Lần đầu đi metro ở Đài Loan, mình không biết quy định nên vô tình uống nước trên tàu. Ngay lập tức, một người dân lớn tiếng nhắc nhở và chỉ vào bảng cấm ăn uống bằng tiếng Anh cùng mức phạt được dán trên tường. Từ đó, mình vừa sợ, vừa ấn tượng sâu sắc với ý thức và quy định rõ ràng ở đây".Theo Thảo, việc áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc là điều cần thiết để tạo thói quen tốt cho người dân khi sử dụng metro. Cô gái này cho rằng TP.HCM có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, có thể thêm biển cảnh báo dễ nhìn hơn ở trên metro và bổ sung thêm nhân viên kiểm tra trên các chuyến tàu đông người.Còn Bích Trâm cho rằng ý thức của mỗi người đóng vai trò quan trọng giúp metro trở thành phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với cộng đồng. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp bảo vệ không gian chung mà còn tạo nên hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông của TP.HCM. "Mình hy vọng mỗi hành khách sẽ tự giác hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và tôn trọng quy định khi sử dụng metro", Trâm nói.